Cách sử dụng và bảo dưỡng búa phá đá thủy lực

Cách sử dụng và bảo dưỡng búa phá đá thủy lực

Cách sử dụng và bảo dưỡng búa phá đá thủy lực

Cách sử dụng và bảo dưỡng búa phá đá thủy lực

Cách sử dụng và bảo dưỡng búa phá đá thủy lực
Cách sử dụng và bảo dưỡng búa phá đá thủy lực
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow

CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG BÚA PHÁ ĐÁ

Kiểm tra, bảo dưỡng hàng ngày trước và sau khi làm việc, bao gồm:

  • Bơm mỡ  vào đầu búa (tối thiểu 2 lần/ngày, trước khi đưa búa vào làm việc).

Điểm tiếp xúc giữa đầu piston và đầu mũi đục (đinh búa) phải luôn có mỡ để bôi trơn và giảm nhiệt. Nếu thiếu mỡ, quá trình đập sinh nhiệt (tần suất đập khoảng 300-400 lần/phút), va đập này sẽ dẫn đến vỡ đầu piston và đầu mũi đục, chốt cá và bạc dẫn hướng nhanh mòn vẹt.

Nếu bạc dẫn hướng mòn quá 8mm (2 bên cộng dồn), khó định vị vị trí đập và lệch tâm dẫn đến vỡ gẫy mũi đục và piston, làm giảm năng suất làm việc. Phải thay bạc mới

 

  • Xiết chặt 4 cây bulon dọc thân búa.

Nếu bulon dọc bị lỏng ra hoặc xiết lực không đều, lực giữ thân búa sẽ phân bổ không đều, những cây không bị lỏng phải chịu lực lớn hơn sẽ bị đứt gẫy. Bulon lỏng còn tạo khe hở tại điểm ghép nối, áp lực dầu sẽ thổi rách seal phớt, dẫn tới chảy dầu.

  • Xiết chặt bulon ngang (bulon vách búa)

Xiết chặt bulon vách búa để định vị thân búa chắc chắn, chống rung. Nếu xiết không chặt, thân búa rung lắc mạnh trong quá trình làm việc sẽ bào mòn, vẹt lỗ bulon, lỗ ốp kẹp hông. Dẫn đến vỏ và thân búa luôn lỏng lẻo, xộc xệch làm nứt vỡ vỏ búa, đứt gẫy bulon vách búa

 Sử dụng cờ lê tròng và búa tạ để đóng xiết cho đủ lực.

 

*Lưu ý: Những tuần đầu đưa búa vào sử dụng, các ê-cu (con tán) bulon sẽ dễ bị đề lỏng ra, do vậy hàng ngày sau buổi làm việc phải kiểm tra xiết lại cho thật chặt chẽ cho đến khi chắc chắn ê-cu không bị đề ra nữa.

            -   Đường dầu thủy lực đi, về rung mạnh bất thường, búa đập quá nhanh và yếu lực, thường là do thiếu khí ni tơ, phải nạp thêm cho đủ để búa đập đủ lực. Kiểm tra: áp lực khí ni tơ trong bầu giữa là ≤ 55kg/cm2, trong bầu đầu là… (vì mỗi loại búa khác nhau có áp lực nạp khí bầu đầu khác nhau, nên xin hỏi nhân viên kỹ thuật để biết). Trường hợp kiểm tra khí ni tơ đầy đủ nhưng vẫn không khắc phục được, xin hỏi nhân viên kỹ thuật để được hướng dẫn.

            -  Mỗi khi tháo mở ống thủy lực của búa phải giữ thật sạch đầu ống, sử dụng nắp bịt hoặc dẻ sạch bọc cẩn thận đầu ống, tránh để đất cát, vật rắn dính bẩn đầu ống trôi theo vào búa và thùng dầu.

           

Kiểm tra định kỳ:

            -  Chốt giữ mũi đục sẽ bị bào mòn trong quá trình đập búa. Mòn vẹt quá cần phải thay mới để mình búa không bị hư hỏng, nứt vỡ và mũi đục không bị vẹt mang.

            -  Bạc dẫn hướng ngoài và ống dẫn hướng trong cho mũi đục sẽ bị bào mòn trong quá trinh đập. Nếu lỏng quá sẽ dễ làm gẫy mũi đục, mặt tiếp xúc giữa đầu mũi đục và đầu piston bị lệch tâm, nghiêng dẫn đến dễ vỡ đầu piston và đầu mũi đục. Cần phải phục hồi hoặc thay thế.

            -  Dầu thủy lực chảy theo mũi đục ra ngoài phải dừng búa ngay để sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. Nếu cố tiếp tục làm việc sẽ gây hư hỏng hoàn toàn cylinder và piston

            Bảo dưỡng định kỳ : theo quy định của nhà sản xuất búa trong thời gian không quá 600 giờ làm việc. (Khoảng 6 tháng búa phải được tháo ra bảo dưỡng, thay phớt mới)

 

            Kỹ thuật vận hành:

  •  Người vận hành (lái máy) phải thành thạo, nắm vững quy trình vận hành, thao tác đúng kỹ thuật. Không đập khống, đập trượt … Không sử dụng thợ lái máy học việc hoặc người có tay nghề chưa tốt học đập búa trong thời gian bảo hành.

 

            Yêu cầu vận hành: Khi đập búa thì máy xúc (máy đào) phải chống cần tỳ mạnh mũi đục vào đá, mũi đục phải vuông góc với mặt phẳng tại điểm tiếp xúc với viên đá được đập, nếu phải đập nghiêng thì không quá ±15o, búa ngừng đập ngay khi viên đá vỡ để tránh đập khống. Nguyên nhân hư hỏng nứt gẫy đầu búa (cục vuông) thường là do đập khống, đập trượt .

Bài viết liên quan

Zalo
Hotline
CÔNG TY TNHH C&N HOÀNG KIM
Facebook